Lò hơi tầng sôi là loại lò được sử dụng rất phổ biến nhất. Với mục đích giúp các doanh nghiệp sử dụng hiểu về cách vận hành lò hơi tầng sôi một cách an toàn, hiệu quả. Trong nội dung bài viết này, Betech sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin hữu ích về. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Hướng dẫn quy trình mồi lò hơi
1. Kiểm tra trước khi vận hành
Vạch dấu và cát tầng sôi trong buồng đốt:
- Trước khi mồi lò tiến hành đo đạc khoảng cách từ đầu béc phun lên các viên gạch , ghi lại dữ liệu để xác định được chiều cao lớp cát khi đốt lò.
- Sau khi vạch dấu thì tiến hành cho cát vào buồng đốt :
Lớp cát + 200mm tính từ mặt béc, sau đó cho quạt chạy để làm khô cát, khi cát đã khô và sôi đều thì tiến hành xác định tần số quạt cấp 1 nhỏ nhất để cát phải sôi đều trong buồng đốt. Ghi lại các thông số sau :
- Khi cho cát vào thì bao nhiêu bao cát sẽ lên được chiều cao 200mm.
- Cát đã sôi đều với chiều cao từ mặt béc bao nhiêu?
- Tần số quạt cấp 1 nhỏ nhất.
- Áp suất gió cấp 1 trước béc.
- Tiến hành tương tự cho các lớp cát + 300mm, +400mm, + 500mm.
- Sau khi kiểm tra xong thì tiến hành mồi lò.
2, Mồi lò, cân chỉnh, vận hành lò hơi tầng sôi
2.1 Chuẩn bị
- Cát đốt tầng sôi : cấp theo Utility consumption.
- Than Indo : cỡ hạt từ 1- 10mm. Cấp theo Utility consumption.
- Than củi : khoảng 200 kg.
- Dầu hỏa( dầu DO) : 20-40 lít.
- Giẻ lau, vải : 5-10 kg.
- Cây cào than : 2 cây.
- Nhân công : 2-3 người.
2.2 Mồi lò:
- Trước khi mồi lò, chúng ta cần tiến hành đo đạc khoảng cách từ đầu béc phun lên các viên gạch, và ghi lại dữ liệu để xác định được chiều cao lớp cát khi đốt lò.
- Tiến hành cho cát vào qua cửa vệ sinh đầu lò sao cho lớp cát tính từ đầu béc phun + 200mm.
- Bật quạt cấp 1 lên 50 Hz sao cho lớp cát sôi và để khoảng 60 phút để cho cát sôi đều và sấy khô cát.
- Tắt quạt cấp 1 và kiểm tra bên trong buồng đốt, nếu lớp cát đã trải đều và đúng +200mm thì làm bước tiếp theo ( còn cát chưa đều và chưa đủ + 200mm thì tiếp tục cho cát vào sao cho đúng yêu cầu)
- Bật vít cấp liệu trước và sau để cấp than vào buồng đốt, sao cho lớp than dày khoảng +30mm trải đều trên lớp cát.
- Tiến hành cho than củi vào, dùng cào trải đều lớp than củi trên lớp than mịn.
- Dùng dầu hỏa tạt vào lớp than củi mới đưa vào, dùng giẻ, vải tẩm dầu mồi lửa rồi đưa vào buồng đốt.
- Kiểm tra lửa cháy trong buồng đốt, sao cho lớp than củi bắt đầu cháy.
- Bật quạt hút khoảng 3 Hz(tùy thuộc thực tế). Quan sát lửa cháy trong buồng đốt.
- Dùng cào để rảo đều than trong buồng đốt, sao cho lớp than củi cháy và đỏ đều.
- Bật quạt cấp 1 khoảng 15 Hz để cấp gió, tăng quạt hút lên khoảng 7 Hz để tránh bị dương lò.(Có thể bật quạt hút sang chế độ auto chạy theo áp âm buồng đốt).
- Quan sát lửa cháy trong buồng đốt, lớp than củi đã đỏ đều thì tiến hành dùng cào để trộn đều giữa than củi và lớp than mịn.
- Mục đích là để làm cho lớp than mịn cháy, nâng dần nhiệt độ cát lên 300oC .
- Khi lớp than mịn và than củi cháy đều, quan sát lửa cháy, cấp than vào qua vít cấp liệu để giữ lửa trong buồng đốt.
- Tăng quạt cấp 1 lên khoảng 25 Hz sao cho lớp cát và liệu trong buồng đốt bắt đầu chuyển động (các hạt cát bắt đầu sôi lúng búng). Dùng cào liên tục để lửa cháy đều và tăng nhiệt độ cát.
- Cứ tiến hành quan sát sao cho nhiệt độ cát trong buồng đốt tăng dần lên. Nhiệt độ cát cần phải tăng lên khoảng 500oC thì than mới tự cháy được.
- Khi lớp cát đã đạt 500oC, tăng quạt cấp 1 lên 30-31 Hz cho cát sôi đều, quạt hút khoảng 12 Hz, sau đó đóng cửa vệ sinh đầu lò lại.
- Tiếp tục cấp liệu vào để nâng dần nhiệt độ cát lên cao hơn.
- Trong quá trình mồi lò cần mở van xả khí.
Việc mồi lò được hoàn thành.
3. Dừng lò
- Liên hệ nhà máy để dừng lò.
- Để dừng lò thì cần phải tắt hệ cấp liệu và đảm bảo nhiên liệu trong buồng đốt cháy hết. Khi nhiệt độ cát hạ xuống dưới 850oC mới tiến hành dừng lò.
- Tắt quạt cấp 1, quạt cấp 2, tắt quạt hút sau khi quạt cấp 1 tắt hẳn.
- Vẫn để bơm nước ở chế độ tự động, tiến hành hạ áp suất balong xuống nhỏ hơn 2 (bar), sau đó tắt lò.
Lưu ý :
- Chú ý nhiệt độ cát hoạt động tốt nhất là <1000oC, nhiệt độ buồng đốt dưới < 1000oC mới đảm bảo không bị đóng ké.
- Quạt cấp 1 phải luôn giữ ở mức tần số nhỏ nhất sao cho lớp cát phải sôi trong quá trình đốt.
- Lò tầng sôi ngay tại buồng lửa hay bị dương lò nên trong quá trình vận hành phải chú ý. Có thể gây bỏng và nguy hiểm đến tính mạng.
>> Xem thêm: Cấu tạo lò hơi tầng sôi
Những lưu ý khi vận hành nồi hơi tầng sôi
- Lò hơi tầng sôi cần được trang bị đầy đủ hệ thống bảo vệ an toàn như van an toàn, đèn báo áp suất, bảng điều khiển… Những hệ thống thiết bị này giúp giám sát, phát hiện sớm các sự cố có thể xảy ra, đảm bảo tính an toàn trong quá trình vận hành lò hơi.
- Nhân viên kỹ thuật cần được đào tạo về quy trình an toàn, các kiến thức liên quan đến bảo trì và sửa chữa thiết bị nhằm đảm bảo rằng họ có thể xử lý những rủi ro trong quá trình vận hành lò hơi tầng sôi.
- Trước khi vận hành, hãy kiểm tra thiết bị và các hệ thống bảo vệ an toàn nhằm đảm bảo chúng hoạt động bình thường, không có bất thường bên trong lò hơi và áp suất đúng theo yêu cầu.
- Lò hơi tầng sôi cần được đặt ở những nơi không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời, gió lớn hoặc mưa, và tránh các tác động bất thường gây ảnh hưởng đến hiệu suất của lò hơi.
- Hệ thống lò hơi cần được bảo dưỡng định kỳ theo đúng kế hoạch, bao gồm kiểm tra các bộ phận quan trọng, phát hiện và khắc phục sự cố sớm, thay thế những bộ phận bị hao mòn hoặc không đạt tiêu chuẩn.
Trên đây là những nội dung mà Nồi hơi công nghiệp Betech chia sẻ về quy trình vận hành lò hơi tầng sôi. Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Betech theo thông tin dưới đây.
Liên hệ với Betech để được tư vấn miễn phí
Công ty TNHH Nồi Hơi & Năng Lượng Việt Nam
Địa chỉ:
- Nhà máy miền Nam: 109 Đặng Công Bỉnh, xã Xuân Thơi Sơn, huyên Hóc Môn, TPHCM
- Nhà máy miền Bắc: Thôn Đinh, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh