Đồng hồ đo áp suất là gì?
Đồng hồ đo áp suất (Pressure gauge) hay đồng hồ áp lực, áp kế là một thiết bị cơ học dùng để đo áp suất nội tại hoặc áp suất chân không của các hệ thống như: chất lỏng, khí… Đồng hồ đo áp suất được thiết kế có nhiều kiểu dáng, kích cỡ và vật liệu để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của từng ứng dụng khác nhau.
Trên thực tế, đồng hồ đo áp suất còn được gọi với rất nhiều tên khác nhau như: đồng hồ đo áp, đồng hồ áp suất, áp kế, áp suất kế, đồng hồ áp kế, áp kế đo áp suất, đồng hồ áp lực, đồng hồ đo áp lực, đồng hồ đo áp suất hiển thị số, đồng hồ hiển thị áp suất…
Cấu tạo đồng hồ áp suất
Đồng hồ áp kế có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:
– Thân đồng hồ: Vỏ ngoài của đồng hồ áp kế thường được làm bằng inox không gỉ, có khả năng chống ăn mòn bởi không khí.
– Mặt đồng hồ: được làm từ chất liệu kính cường lực/ kính thường/ nhựa
– Mặt hiển thị: Là bộ phận hiển thị các thông số đo của đồng hồ.
– Ống chứa áp suất: để cho lưu thể đi vào, vật liệu làm ống chứa thường sẽ giống vật liệu chân đồng hồ.
– Kim đo: Được kết nối với bộ phận truyền động bên trong, để hiển thị thông tin số liệu đo được với người dùng.
– Bộ chuyển động: Là bộ phận có vai trò chính để đo và đưa số liệu cho kim đo để hoạt động.
– Chân đồng hồ: được thiết kế với nhiều loại kết nối như: nối ren, nối bích, nối clamp. Ngoài ra còn có thể lắp trực tiếp vào các đường ống hoặc gián tiếp qua ống siphon.
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp lực kiểu cơ
Đồng hồ đo áp suất dạng ống bourdon khi có lưu chất đi vào đường ống qua đồng hồ áp suất. Lưu chất mang áp lực này sẽ làm cho ống bourdon giãn ra, thông qua bộ truyền động (cần truyền động và bánh răng) làm xoay kim đồng hồ chỉ thị áp suất tương ứng của lưu chất. Áp suất càng lớn thì chỉ số đồng hồ càng cao. Đồng hồ đo áp suất bourdon là đồng hồ được sử dụng phổ biến nhất trong hầu hết các ngành sản xuất trong công nghiệp hiện nay.
Các loại đồng hồ đo áp suất tiêu biểu:
1. Đồng hồ đo áp suất kiểu cơ
2. Đồng hồ đo áp suất 3 kim
3. Đồng hồ đo áp suất điện tử
4. Đồng hồ đo áp suất màng
5. Đồng hồ áp suất có dầu
6. Đồng hồ áp suất nước
Đồng hồ áp suất nước là thiết bị đo được gắn trong các đường ống bơm nước với rất nhiều cảm biến đo áp suất để giám sát áp suất đưa về PLC. Đồng hồ áp lực nước hay đồng hồ đo áp nước có 2 loại cơ bản là: đồng hồ đo áp suất nước kiểu cơ và đồng hồ đo áp suất nước điện tử (đồng hồ đo áp lực nước điện tử).
7. Đồng hồ đo áp suất khí nén
Đồng hồ đo áp suất khí nén hay còn gọi là đồng hồ đo áp lực khí nén, đồng hồ đo áp suất thủy lực là thiết bị chuyên dùng để đo áp lực khí nén với khả năng chống rung, chống sốc, độ bền cao. Đồng hồ đo áp suất khí nén gồm 2 loại cơ bản : đồng hồ đo áp suất khí nén kiểu cơ và đồng hồ đo áp suất khí nén điện tử.
8. Đồng hồ đo áp suất hơi, nồi hơi, hơi nóng
Để giám sát từng khu vực trong hệ thống đường ống hơi ta cần sử dụng đồng hồ đo áp suất hơi nóng. Các loại đồng hồ đo áp suất trên thị trường hiện nay chỉ chịu được nhiệt độ tối đa 85ºC hoặc cao hơn là 100ºC. Tuy nhiên, hơi nóng thường có nhiệt độ lên tới 180ºC chính vì vậy ta phải sử dụng ống siphon để giảm nhiệt độ cho đồng hồ đo áp suất hơi .
Cách giảm nhiệt đồng hồ áp suất hơi nóng
Áp suất hơi nóng sẽ đi từ dưới lên phía trên để đẩy áp suất vào đồng hồ đo áp suất nồi hơi. Trong hơi nước có một phần là hơi và một phần là nước. Sau khi đi qua ống siphon thì nước sẽ ngưng tụ lại 1/2 ống siphon do thiết kế cơ khí của nó. Vì vậy mà lượng nhiệt của hơi nóng sẽ được giảm đáng kể qua lượng nước ngưng tụ này. Ống siphon là loại ống siphon tiêu chuẩn mà ta thường thấy trong các nhà máy; dùng để giảm nhiệt độ hơi nóng khi lắp với đồng hồ áp suất hơi nóng hoặc cảm biến áp suất.
9. Đồng hồ đo áp suất chân không
Đồng hồ đo áp suất chân không hay đồng hồ đo áp suất âm là loại đồng hồ với giá trị ban đầu là 0 bar; khi có lực hút thì kim đồng hồ sẽ quay dần về giá trị là -1 bar. Đồng hồ đo áp suất chân không -1 – 0 bar có kim đồng hồ nằm ở bên phải khi bắt đầu thay vì nằm bên trái so với các loại đồng hồ khác.
Ứng dụng của đồng hồ áp kế
1. Đo áp lực nước – Hơi nước – Khí
Đồng hồ đo áp lực nhằm giám sát áp suất nước, hơi nước, khí trên các hệ thống đường ống trong nhà máy có nhiệt độ cao trên 100oC. Thông thường các dòng đồng hồ áp lực về tiêu chuẩn chỉ chịu được nhiệt độ tối đa là 85oC. Trường hợp môi trường đo nhiệt độ lớn hơn 65oC; ta phải lắp thêm ống siphon để giảm nhiệt nhằm bảo vệ thiết bị đo.
2. Đo áp suất dầu thủy lực
Sử dụng đồng hồ đo áp suất hiển thị số để đo áp suất dầu thủy lực, máy nén khí hoặc máy ép, máy nén khí trong dây chuyền sản xuất thực phẩm.
3. Đo áp suất chân không
4. Đo áp suất gas
Giám sát áp suất môi trường khí gas công nghiệp bằng đồng hồ áp suất chống cháy nổ chuẩn Atex.
5. Đo áp suất nước biển
Giám sát áp suất đường ống dưới đáy biển bằng đồng hồ áp kế chống ăn mòn chịu áp cao.
6. Đo áp suất axit – Hóa chất
Trong môi trường đo áp suất axit, hóa chất có nồng độ đặc hoặc loãng, tính chất ăn mòn cao thì đồng hồ sẽ luôn được tích hợp 1 lớp màng bằng PTFE nhằm bảo vệ chắc chắn.
Những lưu ý khi chúng ta chọn lựa áp kế
Để giúp khách hàng có thể lựa chọn được đúng đồng hồ áp suất mình cần; nay Betech cung cấp một số thông tin để khách hàng có thể tham khảo:
Dãy đo – Thang đo của đồng hồ:
Thông thường ta nên chọn giới hạn thang đo của đồng hồ lớn hơn mức cần đo khoảng từ 20 – 30%; nhằm giúp đồng hồ hoạt động chính xác và tăng độ bền khi sử dụng.
Chân ren kết nối với đường ống:
Các kiểu kết nối phổ biến như: ren 13mm, 17mm, 21mm.
Kiểu chân đồng hồ:
Các kiểu chân đồng hồ áp suất phổ biến trên thị trường là: Chân đứng, chân sau…
Kiểu – loại đồng hồ:
– Tùy vào môi trường cần đo áp suất mà ta sẽ lựa chọn chất liệu phù hợp với nhu cầu. Các loại vật liệu phổ biến như: vỏ thép, vỏ thép ruột đồng, vỏ thép mạ crom…
– Ngoài ra, nếu cần đo trong môi trường bị rung lắc thì ta nên chọn loại đồng hồ có dầu; giúp cho việc đo áp suất được đảm báo chính xác đồng thời còn bảo vệ được kim đo.
Đường kính mặt đồng hồ:
Đồng hồ hiển thị áp suất thông thường sẽ có các loại đường kính là: D40, D50, D60, D75, D100, D150, D200mm…
Liên hệ với Betech để được tư vấn miễn phí
Công ty TNHH Nồi Hơi & Năng Lượng Việt Nam
Địa chỉ:
- Nhà máy miền Nam: 109 Đặng Công Bỉnh, xã Xuân Thơi Sơn, huyên Hóc Môn, TPHCM
- Nhà máy miền Bắc: Thôn Đinh, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh