Lò hơi đốt dầu là một trong những loại lò hơi được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu suất cũng như sự an toàn thì các doanh nghiệp cần nắm được cách vận hành nồi hơi đốt dầu. Trong bài viết này, Betech sẽ giới thiệu đến quý doanh nghiệp quy trình vận hành lò hơi đốt dầu chuẩn nhé.
1. Chuẩn bị khởi động
Trước khi cho nồi hơi hoạt động, người vận hành cần phải thực hiện các thao tác sau:
– Kiểm tra toàn bộ hệ thống cấp nước ( bình chứa nước, dầu, đường ống, bơm, van…).
– Kiểm tra hệ thống điện điều khiển ( còi báo, công tắc, áttômát…).
– Kiểm tra mức nước hiện có trong nồi hơi. Cụm ống thuỷ, van xả, van cấp hơi…
– Chỉ khi nào kết quả kiểm tra cho thấy nước, dầu được chuẩn bị đầy đủ, nồi hơi ở trạng thái sẵn sàng hoạt động mới thao tác bật công tắc điện chạy lò.
2. Khi nồi hơi đã hoạt động
2.1. Khi áp suất đã đạt 2/3 trị số áp suất làm việc:
– Mở từ từ van cấp hơi ( lưu ý: trước đó các van xả trên đường ống dẫn hơi đã đạt được mở ra để thoát nước ngưng trong ống).
2. Khi áp suất hơi đạt đến trị số áp suất làm việc phải:
– Đóng các van xả trên đường ống dẫn hơi.
– Tác động van an toàn, xúc rửa ống thuỷ, xả đáy lần thứ nhất trong ca.
– Luôn luôn đảm bảo mức nước trong lò hơi đốt dầu đúng quy định.
– Thường xuyên kiểm tra mức nước, mức dầu trong bình chứa nước, dầu. Không được để nước, dầu gần hết mới cấp bổ sung vào bình.
– Khi gần hết ca làm việc phải tiến hành tác động van an toàn, xúc rửa ống thuỷ, xả đáy lần thứ hai.
3. Khi nồi hơi đốt dầu ngừng hoạt động
– Kiểm tra lại toàn bộ nồi hơi. Tắt các công tắc, cầu dao điện. Ghi chép các diễn biến trong ca làm việc vào Sổ giao ca.
3.1 Thuyết minh sử dụng
a. Kiểm tra hệ thống nồi hơi:
Trước khi vận hành nồi cần kiểm tra các bộ phận sau:
a.1. Các loại van, hệ thống cấp nước, hệ thống đường ống, hệ thống nhiên liệu…đã lắp đặt hoàn chỉnh đúng quy phạm chưa. Các van phải đảm bảo bao kín và đóng mở dễ dàng.
a.2. Thiết bị đo lường, an toàn và tự động lắp đặt theo đúng yêu cầu quy phạm chưa.
– Áp kế phải có vạch đó chỉ áp suất làm việc tối đa cho phép.
– Ống thuỷ sáng phải có vạch đỏ chỉ mức nước trung bình ( ngang giữa ống thuỷ), mức nước cao nhất và mức nước thấp nhất. Hai mức nước này bằng mức nước trung bình ± 50m.
– Van an toàn được chỉnh áp suất hoạt động theo quy phạm:
+ Van làm việc: chỉnh ở mức PLV + 0,2kg/cm2. + Van kiểm tra: chỉnh ở mức PLV + 0,3kg/cm2 – Các hệ thống tự động phải hoạt động tốt.
a.3. Kiểm tra toàn bộ phần áp lực của lò hơi đốt dầu xem có tình trạng hư hỏng không.
a.4. Kiểm tra nhiên liệu và nước cấp có đủ dự trữ và đảm bảo chất lượng chưa.
b. Sấy nồi và kiểm lò:
– Sau khi lắp đặt, trước lúc nồi đưa vào sử dụng, cần tiến hành sấy và kiểm nồi để làm sạch dầu mỡ, rỉ sắt, cáu cặn trên bề mặt bên trong của nồi hơi công nghiệp, để sấy khô phần gạch, vữa, bảo ôn của nồi.
– Sấy và kiểm nồi tiến hành đồng thời với việc chuẩn bị vận hành và khởi động đốt nồi.
– Hoá chất để sử dụng kiểm nồi là Natrihydroxit NaOH hoặc trinatri phôtphát Na3PO4 với số lượng tính toán để nồng độ nước nồi:
+ Đối với NaOH là 3 – 4 %.
+ Đối với Na3PO4 là 3 – 4 %.
– Các loại hoá chất trên khi dùng phải pha chế thành dung dịch có nồng độ 20% không được trực tiếp bỏ hoá chất rắn vào nồi hơi.
– Việc sấy và kiểm nồi được thực hiện như sau:
+ Bơm dung dịch hoá chất vào nồi, mỡ van xả nồi để thoát khí ra ngoài.
+ Bơm cấp nước vào nồi đến vạch cao nhất của ống thuỷ.
+ Các công việc tiếp theo thực hiện như việc chuẩn bị vận hành và khởi động nồi.
+ Trong thời gian vào khoảng 6 – 8 giờ duy trì việc đột ngọn lửa nhỏ và không cho tăng áp lực bằng cách xả hơi ra ngoài theo van xả le và van cấp hơi. Cấp thêm nước vào nồi nếu mức nước tụt xuống.
+ Đóng van xả le, van an toàn hoặc van hơi và tăng cường chế độ đốt để nâng dần áp suất của nồi từ 0 – (PLV – 2)KG/cm2 trong vòng 6h. Khi áp suất nồi đã đạt (PLV – 2)KG/cm2 duy trì ở áp suất đó trong vòng 12 – 24h.
+ Trong thời gian sấy và kiểm nồi luôn giữ mức nước của nồi ở vạch cao nhất trong ống thuỷ sáng.
+ Ngừng đốt nồi cho nồi giảm áp và nguội dần, khi áp suất của nồi bằng 0 kg/cm2 và nhiệt độ của nước nồi < 70 độ thì mở van xả tháo hết nước ra ngoài.
+ Khi lò hơi đốt dầu đã nguội hẳn bơm đầy nước sạch vào nồi bằng cách gạt núm điều khiển bơm bằng tay, sau đó xả hết. Bơm như vậy cho đủ 3 lần thì công việc kiểm nồi kết thúc.
c. Vận hành nồi:
c.1/ Chuẩn bị vận hành nồi:
– Các van xả, van cấp hơi, van an toàn phải đóng lại. Mở van cấp nước, van xả le để thoát khí, mở van lưu thông ống thuỷ và van 3 ngả của áp kế.
– Đóng diện trong tủ đèn nguồn báo hiệu sáng bật bơm ở chế độ bằng tay. Cấp nước vào nồi cho đến vạch quy định mức thấp nhất trong ống thuỷ sáng. Ngừng cấp nước và kiểm tra độ kín của các van và mặt bích.
– Kiểm tra hệ thống đốt nhiên liệu để khởi động nồi.
– Kiểm tra mức nước trong bể nước mềm nếu nước cạn sẽ không thể khởi động được vòi đốt.
c.2/ Khởi động đốt nồi và chế độ đốt nồi:
– Khởi động vòi đốt bằng nút bấm vòi đốt trên tủ điều khiển, ở chế độ tự động khi áp suất đạt áp suất đặt trên rơle vòi sẽ tự động ngừng hoạt động.
– Các bước khởi động đốt nồi và chế độ đốt phải tuân theo quy trình vận hành hệ thống đốt nhiên liệu theo kiểu loại vòi đốt mà nồi được trang bị lắp đặt.
– Khi nồi xuất hiện hơi nước thì đóng van xả le lại, tăng quá trình đốt.
– Khi áp suất nồi đạt từ 1 1.5 kg/cm2 tiến hành kiểm tra trạng thái các van, thông rửa ống thuỷ, áp kế, quan sát sự hoạt động của chúng.
– Khi nồi đạt áp suất 2kg/cm2 thận trọng dùng clê vặn chặt các đai ốc trong phạm vị chịu áp lực của nồi hơi.
– Khi áp suất trong nồi đạt mức áp suất làm việc tối đa PLV cấp nước vào nồi đến vạch trung bình của ống thuỷ.
– Nâng áp suất của nồi lên áp suất hoạt động của các van an toàn đã được chỉnh theo quy phạm. Các van an toàn phải hoạt động và kim áp kế sẽ vượt quá vạch đỏ một chút.
– Công việc khởi động nồi được kết thúc khi đã đưa áp suất của nồi lên áp suất giới hạn và kiểm tra xong sự hoạt động của nồi.
– Trong quá trình cấp hơi nồi phải đảm bảo chế độ đốt tức là đảm bảo nhiên liệu cháy an toàn, nếu không thì xem xét và hiệu chỉnh lại hệ thống đốt nhiên liệu.
– Thường xuyên theo dõi chế độ cháy của nồi hơi qua tấm phản chiếu trên đỉnh vòi dầu.
c.3. Cấp hơi:
– Khi áp suất nồi gần bằng áp suất làm việc tối đa PLV thì chuẩn bị cấp hơi. Trước khi cấp hơi mức nước trong nồi ở mức trung bình của ống thuỷ và chế độ cháy phải ổn định.
– Khi cấp hơi, mở từ từ van hơi chính để 1 lượng hơi nhỏ làm nóng đường ống dẫn hơi và xả hết nước đọng trong đường ống dẫn hơi trong khoảng thời gian 10 – 15 phút. Trong thời gian đó quan sát hiện tượng dãn nở ống và giá đỡ ống. Nếu thấy bình thường thì đóng mở hết cỡ van hơi chính để cấp hơi đi. Việc vở van phải từ từ, khi mở hết cỡ thì xoay ngược nửa vòng van hơi lại.
c.4. Cấp nước:
– Trong thời gian vận hành, nồi phải giữ nước trung bình trong nồi, không nên cho nồi hoạt động lâu ở mức thấp nhất hoặc cao nhất của ống thuỷ.
– Nồi hơi được cấp nước bằng hệ thống tự động ( có quy trình kèm theo hệ thống lắp đặt). – Chất lượng nước cấp cho nồi phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Độ cứng toàn phần – 0,5 mgdl/lít. + Độ PH = 7 – 10
+ Hàm lượng oxy – 0,1 ngdl/lít.
c.5. Xả bẩn:
– Việc xả bẩn định kỳ cho nồi hơi được thực hiện nhờ van xả ở thân nồi.
– Tuỳ theo chế độ nứơc cấp cho nồi mà xác định số lần xả bẩn trong 1 ca. Nước cấp càng cứng, độ kiềm càng cao thì số lần xả càng nhiều ít nhất 1 ca phải xả bẩn 2 lần mỗi lần 2- 3 hồi mỗi hồi từ 10 – 15 giây. Trước khi xả bẩn nên nâng mức nước trong nồi lên trên mức nước trung bình của ống thuỷ sáng khoảng 25 – 50 mm.
– Ống thuỷ phải được thông rửa ít nhất 2 lần trong 1 ca, ống xi phông của áp kế phải thông rửa 2 lần trong 1 ca. Van an toàn được kiểm tra 1 lần trong 1 ca.
d. Ngưng Nồi
d.1. Ngưng nồi bình thường:
Thực hiện theo quy trình sau:
– Ngừng hoạt động của vòi đốt.
– Đóng van cấp hơi và xả hơi ra ngoài khí quyển bằng cách mở van xả le hoặc kênh van an toàn để giảm áp suất của nồi xuống.
– Cấp nước vào nồi để nâng mức nước trong nồi lên mức nước cao nhất của ống thuỷ.
– Để nồi nguội từ từ có sự giám sát thường xuyên của người vận hành nồi hơi.
– Việc tháo nước ra khỏi nồi để vệ sinh phải có sự cho phép của người phụ trách nồi hơi và chỉ được tháo nước nồi khi áp suất trong nồi là 0kg/cm2 và nhiệt độ nước nồi nhỏ hơn hoặc bằng 700. Việc tháo nước phải thực hiện từ từ và khi đã mở van xả le hoặc kênh van an toàn.
d.2. Ngừng lò sự cố:
– Chấm dứt ngay sự hoạt động của hệ thống đốt nhiên liệu bằng nút STOP, đóng van cấp hơi, kênh van an toàn, mở van xả le.
– Cấp đầy nước vào nồi ( nếu nồi hơi sự cố cạn nước thì nghiêm cấm việc cấp nước vào nồi).
– Để nồi nguội từ từ dưới sự giám sát của người vận hành nồi hơi.
e. Bảo dưỡng nồi hơi
– Nếu nồi hơi ngừng vận hành từ 1 tháng trở lên thì dùng phương pháp bảo dưỡng khô.
– Nếu nồi hơi ngừng vận hành dưới 1 tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng ướt.
e.1. Phương pháp bảo dưỡng khô: Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong nồi hơi ra, mở các van và dùng nước rửa sạch và đốt nồi sấy khô (chú ý không đốt lửa to).
e.2. Phương pháp bảo dưỡng ướt: Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong nồi ra cấp đầy nước vào nồi và đốt nồi tăng dần nhiệt độ nước nồi đến 100 độ. Khi đốt nồi phải mở van xả le hoặc kênh van an toàn để thoát khí dò không tăng áp suất. Ngừng đốt nồi đóng van xả le và van an toàn lại.
f. Vệ Sinh và duy tu lò:
f.1. Vệ sinh:
– Tuỳ theo chất lượng nước cấp mà quyết định chu kỳ vệ sinh cáu bẩn trong nồi hơi thông thường từ 3 – 6 tháng / lần.
– Vệ sinh bên trong lò đựơc thực hiện bằng phương pháp hoá chất.
– Hoá chất được sử dụng để xử lý cáu bẩn thích hợp cho nồi hơi là dung dịch NaOH 2%. Đổ đầy dung dịch NaOH vào nồi hơi và đun đến áp suất từ 1 – 3 kg/cm2 duy trì từ 12 – 14 h hoặc lâu hơn nữa tuỳ độ dày của lớp cáu bẩn. Sau khi tháo dung dịch NaOH ra khỏi nồi thì cấp nước rửa nồi.
– Việc xử lý bằng hoá chất phải do cán bộ am hiểu về hoá chất chủ trì.
f.2. Duy tu :
– Cứ 1 tháng vận hành phải kiểm tra lại toàn bộ nồi hơi 1 lần. Chú ý các loại van, ống thuỷ, áp kế, hệ thống cấp nước, hệ thống đốt nhiên liệu…
– Tháo vòi dầu kiểm tra các phần chịu áp lực và phần vữa SAMOT xem có hư hỏng không. Nếu bị hư hỏng cần khắc phục, thay thế. Từ 3 – 6 tháng vận hành phải ngừng nồi kiểm tra sửa chữa toàn diện, kết hợp vệ sinh cáu cặn cho nồi.
– Nồi phải ngừng vận hành ngay nếu có hiện tượng hư hỏng các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi có nguy cơ gây tai nạn nghiêm trọng.
– Hết hạn sử dụng vận hành nồi hơi ( theo giấy phép của thanh tra kỹ thuật an toàn về nồi hơi). Ngừng vận hành nồi để tiến hành kiểm tra, sửa chữa và đăng kiểm để sử dụng tiếp.
– Việc sửa chữa vừa và lớn nồi hơi đốt dầu phải do các cá nhân và đơn vị được pháp lý nhà nước công nhận và phải tuân thủ theo đúng TCVN : + TCVN 6004 : 1995 + TCVN 6005 : 1995 + TCVN 6006 : 1995 + TCVN 6007 : 1995 + TCVN 6008 : 1995 + TCVN 7704 : 2007 + TCVN 8366 : 2010
3.3. Một số sự cố thường gặp
Khi công nhân vận hành gặp các hiện tượng nêu dưới đây thì phải nhanh chóng ngừng lò sự cố:
1. Mức nước quá thấp so với mức nước quy định (không thể nhìn thấy trong ống thủy sáng) mà không có biện pháp nào kiểm soát được.
2. Phát hiện những trường hợp khả nghi như: có tiếng động hoặc xì mạnh, thân nồi bì phồng, có vết nứt, mức nước trong ống thủy tụt nhanh.
3. Bơm cấp nước hỏng.
4. Áp suất vượt quá mức quy định của van an toàn van an toàn không hoạt động.
5. Các ống thủy đều vỡ hoặc áp kế bị hỏng không thể kiểm soát mức hoặc áp suất trong nồi.
6. Có khói nóng xì mạnh ra ngoài nhà lò.
3.4 Những điều cần lưu ý khi vận hành lò hơi đốt dầu
1. Người vận hành nồi hơi – thiết bị an toàn phải có giấy chứng nhận vận hành hoặc tương đương theo đúng quy định an toàn. Trong ca trực người vận hành nồi hơi chịu trách nhiệm về an toàn, phải tuân thủ đầy đủ mội quy định an toàn thiết bị áp lực.
2. Không cho phép sửa chữa nồi hơi và các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi trong khi nồi hơi đang có áp suất hoặc đang hoạt động.
3. Cầm chèn hãm, treo vật năng hay dùng biện pháp gì để tăng thêm tải trọng của van an toàn.
4. Không cho nồi hơi hoạt động vượt qua thông số do thanh tra kỹ thuật an toàn nồi hơi quy định.
5. Đơn vị sử dụng lập tức đình chỉ sự hoạt động của nồi hơi trong các trường hợp sau:
– Khi áp suất trong nồi vượt quá mức cho phép, mặc dù các yêu cầu khác quy định trong quy trình vận hành nồi hơi đều đảm bảo.
– Khi phát hiện các bộ phận cơ bản của nồi hơi có vết nứt, phồng, xì khí hay bị chảy nước các mối hàn. – Khi xảy ra cháy trực tiếp đe dọa nồi hơi.
– Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong nồi bằng một dụng cụ nào khác.
– Khi các dụng cụ kiểm tra đo lường, các cơ cấu van an toàn hư hỏng hoặc thiếu so với quy định thiết kế.
– Những trường hợp khác theo quy định trong các quy định vận hành nồi hơi:
+ Kiểm tra và vệ sinh ống thủy: trong mỗi ca vận hành 01 lần.
* Đóng van đường nước, mở van đường hơi và van xả ống thủy để thông hơi.
* Đóng van đường hơi, mở van đường nước và van xả ống thủy để thông đường nước.
* Mở cả ba van để thông cả 2 van đường nước và đường hơi.
+ Xả đáy Mỗi ca bắt buộc phải xả đáy 01 lần. Trong trường hợp cần thiết đơn vị lắp đặt nồi hơi có chỉ định riêng về lượng nước xả nồi.
+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước cấp và chế độ xử lý nước để đảm bảo nước cấp đạt chỉ tiêu quy định.
3.5 Kết luận
Mọi công nhận được giao nhiệm vụ vận hành nồi hơi phải được huấn luyện, tuyệt đối không được tùy tiện thực hiện. Người quản lý cần kiểm tra đôn đốc để nồi hơi được vận hành an toàn, hiệu quả. Trên đây là quy trình vận hành lò hơi đốt dầu mà Betech vừa chia sẻ. Nếu quý khách hàng quan tâm hoặc cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để chúng tôi tư vấn chi tiết nhất