Bình bồn áp lực là gì?

Bình bồn áp lực hay còn gọi là bình tích áp là thiết bị chứa chất lỏng, khí… dạng kín. Đây là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thủy lực. Nó có tác dụng nén áp suất, cân bằng và cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực, bảo vệ an toàn cho các hệ thống máy móc thủy lực, máy bơm nước… Ngoài ra bình áp lực còn dùng để duy trì hoặc điều chỉnh áp lực của thiết bị trong đường ống nước.

Cấu tạo & chức năng của bồn áp lực

Các chức năng của bình áp lực

  • Điều hòa năng lượng thông qua lưu lượng và áp suất của chất lỏng.
  • Là nguồn đảm bảo và cung cấp cho sự hoạt động của hệ thống thủy lực và hệ thống máy bơm nước.
  • Duy trì ổn định áp suất hệ thủy lực, giúp bảo vệ và tăng tuổi thọ của máy bơm, tránh những sự cố, các vấn đề về kỹ thuật có thể xảy ra. Đồng thời hạn chế việc xuất hiện sự va đập thủy lực khi ngắt nguồn tải.
  • Tạo cân bằng trọng tải giữa trọng tải của hệ và lực sinh ra và tích trữ năng lượng thủy lực.
  • Giảm thiểu rung xóc và lượng bọt tạo ra của máy bơm, giúp hạn chế va chạm thủy lực, tăng tuổi thọ của máy bơm.
  • Khi máy bơm hoạt động thấp, kém hơn so với tiêu chuẩn thì bình áp lực sẽ tự động bổ sung rò rỉ và lưu lượng của chất lỏng chạy qua.
Bình bồn áp lực

Cấu tạo của bình bồn áp lực

  • Vỏ bình: được chế tạo bằng thép hoặc thép không gỉ SS304-SS316. Có khả năng chịu được lực và áp suất rất cao.
  • Lõi bình: bao gồm 2 phần cơ bản như sau:
  • Phần bọc cao su chứa dầu thủy lực khi vận hành liên thông với cửa dầu thủy lực vào – ra.
  • Phần bao quanh chứa khí Ni-tơ với một áp suất cố định.

Các bộ phận được lắp đặt phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật về kết cấu bình tích áp, để đảm bảo không gây ra những nguy hiểm cho người dùng.

Nguyên lý hoạt động của bình bồn áp lực

Nguyên lý hoạt động cơ bản của bình áp lực là 2 quá trình nạp và xả:

  • Quá trình đầu tiên: khi đường ống giảm áp lực được tác động sẽ làm cho tiếp điểm máy bơm hoạt động từ đầu họng đẩy của máy bơm chạy theo, giúp mở đường ống van một chiều. Từ đó, sẽ đẩy nguồn nước ra ngoài đường ống.
  • Quá trình thứ hai, sau khi bơm, áp lực trong đường ống được tăng lên làm ngưng hoạt động của tiếp điểm máy bơm, ngưng cung cấp nước dưới tác động của rơ le. vì vậy, sẽ đóng van một chiều ở đầu đẩy của máy bơm lại.
  • Khi áp lực và mức độ nước được giảm về mức độ nhất định, nước trong bình sẽ được đẩy ra ngoài, kết thúc một quá trình hoạt động của bình áp lực.

Các sự cố liên quan đến bình chịu áp lực

Trong quá trình vận hành các bình chịu áp lực, nồi hơi, các đường ống dẫn môi chất có áp lực cao thường xảy ra các sự cố sau:

  • Nổ
  • Thiết bị đổ sập
  • Cháy nổ
  • Bỏng hóa học, bỏng nhiệt
  • Rò rỉ môi chất ảnh hưởng đến khả năng hô hấp (nghẹt thở, ngộ độc)
  • Nổ bình chịu áp lực

Nguyên nhân

Các sự cố liên quan đến bình chịu áp lực, nồi hơi thường có nguồn gốc từ: Thiết kế, vận hành, kiểm tra, bảo trì sửa chữa không phù hợp. Có thể liệt kê chi tiết các nguyên nhân như sau:

  • Thiết kế bình chịu áp lực sai
  • Quy trình vận hành bình chịu áp lực không phù hợp
  • Áp suất vượt quá áp suất làm việc cho phép
  • Quá nhiệt
  • Van an toàn: không phù hợp hoặc không hoạt động
  • Thông số vận hành không hợp lý
  • Ăn mòn
  • Nứt (mối hàn, kim loại cơ bản)
  • Các vấn đề liên quan đến chất lượng mối hàn
  • Sự xói mòn (mài mòn) do dòng chảy
  • Mỏi vật liệu
  • Ứng suất vật liệu không phù hợp
  • Chọn sai vật liệu hoặc vật liệu bị lỗi
  • Cạn nước
  • Sai sót trong quá trình gia nhiệt
  • Vị trí lắp đặt, khoảng cách an toàn không phù hợp
  • Lỗi trong quá trình gia công, chế tạo
  • Quy trình kiểm định, kiểm tra không đầy đủ
  • Tắc nghẽn
  • Sửa chữa, thay thế không đúng quy trình và tiêu chuẩn
  • Năng lực của đơn vị bảo trì, sửa chữa
  • Các nguyên nhân chưa xác định khác

Cách khắc phục

  • Tai nạn, sự cố liên quan đến bình chịu áp lực có thể hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn nếu:
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về thiết kế, chế tạo mà tiêu chuẩn bình chịu áp lực đã quy định. Loại bỏ các thiết bị không được chế tạo theo tiêu chuẩn.
  • Thiết kế, chế tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế có uy tính như ASME, API, European Codes and Standards …
  • Vận hành thiết bị ở áp suất dưới áp suất cho phép cũng như cài đặt các thiết bị bảo vệ (van an toàn, điều áp, rơ le, van hạn dòng…) phù hợp.
  • Định kỳ kiểm tra, kiểm định an toàn bình chịu áp lực và các thiết bị an toàn, phụ kiện nhằm phát hiện các yếu tố ăn mòn, rò rỉ, nứt, vỡ… hay các khuyết tật khác.
  • Lưu giữ hồ sơ cũng như các báo cáo kiểm tra để theo dõi các nguy cơ và ngưng sử dụng thiết bị trước thời hạn có nguy cơ xảy ra sự cố.
  • Việc cải tạo, sửa chữa bình chịu áp lực phải được thực hiện bởi những đơn vị có uy tính và có giấy phép về việc đó. Cũng như phải tuân thủ các quy định về sửa chữa mà tiêu chuẩn quy định.
  • Cung cấp kiến thức về an toàn khi làm việc, vận hành các thiết bị chịu áp lực cũng như cách nhận biết các yếu tố không an toàn trong quá trình vận hành thiết bị
  • Cung cấp cho doanh nghiệp các quy trình vận hành bình chịu áp lực. Hướng dẫn đầy đủ và phù hợp các hoạt động an toàn bình chịu áp lực.

Quý khách hàng có nhu cầu mua bình bồn áp lực xin vui lòng liên hệ với Lò hơi công nghiệp Betech qua thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết.


Liên hệ với Betech để được tư vấn miễn phí

Công ty TNHH Nồi Hơi & Năng Lượng Việt Nam

Địa chỉ:

  • Nhà máy miền Nam: 109 Đặng Công Bỉnh, xã Xuân Thơi Sơn, huyên Hóc Môn, TPHCM
  • Nhà máy miền Bắc: Thôn Đinh, xã Tri Phương, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *